Vedette là gì? Tiêu chí nào được đặt ra để người mẫu trở thành vedette

Tuỳ theo định hướng và tiêu chí riêng của từng NTK mà các người mẫu được "chọn mặt gửi vàng" trở thành vedette mở màn và kết show.

Hashtag: Từ điển thời trang Người mẫu thời trang

Có nhiều tiêu chí để một người mẫu trở thành vedette của một show diễn thời trang quốc tế. Đây là vị trí mà bất kì người mẫu nào cũng mong muốn. Để được "chọn mặt gửi vàng", nhiều người mẫu phải nỗ lực để thể hiện điểm mạnh của bản thân, một số khác lợi dụng danh tiếng và độ phủ sóng để góp mặt trong nhiều sàn diễn.

Gigi Hadid, Bella Hadid, Kendall Jenner,... là người mẫu trẻ với mật dộ phủ sóng dày đặc trên các sàn diễn thời trang.

Theo Naomi Campell chia sẻ trên chương trình The Meredith Viera Show thì những người mẫu cùng thời với cô như Cindy Crawford, Linda Evangelista, Clauda... từng có thời gian loay hoay tìm ra điểm mạnh của bản thân và dùng nó làm bước đệm phát triển.

Cô nàng khẳng định dù trở lại vẫn chọn con đường từng bước nổ lực nếu không muốn "sớm nở chóng tàn".

Vedette là gì? Ai được chọn cho vị trí vedette?

Đa số các nhà mốt đều cho rằng không có chuẩn mực nào được đặt ra dành cho người mẫu sẽ được chọn làm vedette. Vị trí vedette là người trình diễn kết thúc cho show diễn, cũng là người được mặc bộ trang phục đẹp nhất của cả BST. Mỗi một BST, nhà thiết kế sẽ chọn cho mình những "nàng thơ" có phong cách và thần thái phù hợp. Người mẫu được làm vedette có trọng trách truyền tải tinh thần cũng như gút thắt cảm xúc của BST trong lòng khán giả.

Vị trí mở màn và kết thúc nắm giữ vai trò quan trọng cho tuyến trình diễn của một BST thời trang.

Vị trí này như một phần thưởng, một sự công nhận cho những nỗ lực rèn luyện của các người mẫu. Nhiều người mẫu khát khao vị trí vedette vì đối với họ, đây chính là bệ phóng hoàn hảo cho con đường sự nghiệp. Một số người mẫu nổi tiếng thậm chí còn từ chối nhận show nếu không được diễn vị trí vedette, họ cho rằng điều đó sẽ làm lung lay danh tiếng của mình.

Được diễn mở màn cho một số thương hiệu có tên tuổi như Dior, Gucci, Calvin Klein,... sẽ là cơ hội cực kì tốt để người mẫu quảng bá danh tiếng cũng như chứng minh vị trí của mình trong làng mẫu.

Có muôn vàn cách để trở thành vedette của một thương hiệu nhưng sự lựa chọn vẫn nằm trong 2 yêu tố là độ nổi tiếng và thực lực. Ở Việt Nam, Vedette không nhất thiết phải là người mẫu có nhiều kinh nghiệm, chúng ta thỉnh thoảng vẫn nhìn thấy ca sĩ, hoa hậu, diễn viên hay cầu thủ bóng đá được chọn làm người đi mở màn cho một show diễn. Họ là những người đang có tầm ảnh hưởng tại thời điểm BST diễn ra nên sẽ giúp sự quảng bá được tốt hơn.

Cầu thủ Bùi Tiến Dũng làm vedette tại một show diễn thời trang nam.
Trong mùa Xuân - Hè 2021, Adut Aketch là người mẫu đắt show nhất. Cô góp mặt trên 33 sàn diễn thời trang  và có 4 lần làm vedette. Adut được xếp vào hàng ngũ những người mẫu có thực lực.

Người mẫu được phân thành nhiều loại để dễ lựa chọn

Như đã nói ở trước, tiêu chí chọn vedette không có tiêu chuẩn nhưng NTK vẫn dựa vào một số yếu tố để dễ dàng sàn lọc. Fashion United chia giới người mẫu thế hệ mới ra thành 3 phần (Nepotism, Instagirls và người mẫu còn lại).

Trong đó Nepotism ý chỉ những người mẫu "con nhà nòi", nhờ có phụ huynh là thế hệ người mẫu gạo cội nên có sẵn các mối quan hệ và vốn luôn được ưu ái bởi truyền thông. Gigi Hadid, Bella Hadid có mẹ là cựu siêu mẫu Yolanda Hadid nên các cô nàng dễ dàng tiến sâu vào làng mẫu và nhanh chóng nổi tiếng dù tuổi đời còn trẻ.

Gigi hay Bella mới đầu bước chân vào nghề mẫu không được đón nhận vì không có kĩ năng hay cá tính nổi bật. Nhưng qua thời gian tôi luyện, hiện giờ 2 chị em là người mẫu được nhiều nhà mốt săn đón.

Instagirls để chỉ những cô người mẫu có tầm ảnh hưởng trên màn xã hội. Kendall Jenner, Brooklyn Beckham,... là những cô gái dựa vào sự nổi tiếng hay nhan sắc, được nhiều người biết đến vì danh tiếng nhiều hơn là tài năng. Những người mẫu này cũng được các nhà mốt chú ý là có thể "hái ra tiền" cho họ nhờ vào tầm ảnh hưởng rộng lớn.

Kendall Jenner trước khi trở thành người mẫu thực lực thì chỉ được biết đến là thành viên tai tiếng của gia đình Kim Kardashian.

Những người mẫu còn lại đều là những người theo đuổi công việc người mẫu như một nghề nghiệp. Về thực lực, chắn chắn họ là những người được đào tạo bài bản qua trường lớp nhưng cơ hội lại không đến nhanh vì cần nhiều thời gian để chứng tỏ khả năng của bản thân. Hiện nay những người mẫu này cũng gặp nhiều khó khăn trong việc phát triển sự nghiệp vị bị những người mẫu như Nepotism hay Instagirls "chiếm sóng".

Những người mẫu như Naomi Campell, Coco Rocha, Shalom Harlow, Cindy Crawford,... là thế hệ người mẫu đi lên từ "vô danh". Họ không ngừng nổ lực để chứng mình tài năng và toả sáng ở đỉnh cao sự nghiệp.

Theo trang Manic Metallic, những người mẫu thuộc Nepotism làm tổn hại đến ngành thời trang. Mặc dù là những người mẫu có cha mẹ là người đi trước nhưng thực lực của họ vẫn còn là một ẩn số. Sự có mặt của họ vô tình làm "nhiễu loạn" nguồn nhân tài mới, được đào tạo bài bản.

Những người mẫu "con ông cháu cha" gây nhiều tranh cãi về tài năng nhưng lại luôn được ưu ái được lựa chọn trình diễn vedette nhờ sức hút có sẵn của bản thân và gia đình.

Kendall Jenner từng gây nhiều tranh cãi khi phát ngôn trên tạp chí Love Megazine rằng cô không phải kiểu người mẫu đại trà, tham gia tới 30 show trong một mùa. Điều này làm nhiều người cảm thấy tức giận. Teddy Quinlivan - một người mẫu chuyển giới đã đá xéo cô nàng "không phải ai sinh ra cũng có đặc quyền và cơ hội từ chối công việc".

So với những người mẫu được đào tạo bài bản khác, thế hệ người mẫu nổi danh nhờ quan hệ bị coi là đang dần làm "chết" đi chất riêng của ngành thời trang cao cấp cũng như tước đi cơ hội phát triển công bằng của đồng nghiệp.

Bài liên quan

News feed