Lý do con xúc động của việc trẻ thường đòi ôm sau khi bị quát mắng

Hầu như các bé đều muốn được ôm sau khi bị la mắng, lý do thật sự khiến phụ huynh xúc động.

Trong mắt trẻ em, cha mẹ luôn là người mà con yêu thương nhất, luôn bảo vệ mang đến cho con cảm giác an toàn. Vì vậy mà cho dù dù bị mẹ la mắng, đánh đòn, khóc nấc nhưng gần như việc đầu tiên các bé làm là ôm cha mẹ, thay vì giận dữ. Nhưng những lý do thật sự ẩn sau hành động đó của các con sẽ khiến bậc làm cha mẹ xúc động.

Cụ thể, trang 163 mới đây đã chia sẻ câu chuyện của chị Lý, sinh sống ở Thành Đô, Trung Quốc trong lần la mắng hai con vì học mãi không thuộc, nhõng nhẽo, chị đã vô cùng xúc động trước khoảnh khắc mắt các con vẫn con ngấn lệ vì bị mẹ la nhưng vẫn dang tay muốn được mẹ ôm vào lòng. Sau khi chia sẻ câu chuyện với các bà mẹ khác, chị Lý nhận ra rằng hầu hết con của các bà mẹ khác cũng như vậy, luôn đòi cha mẹ ôm sau khi bị la mắng. 

Dưới đây là những lý do các con luôn muốn được mẹ ôm sau khi bị la mắng:

Con tìm kiếm sự an ủi khi sợ hãi trước lời trách móc vô cớ

Đa phần khi bị bố mẹ la mắng, đặc biệt là khi con trẻ mắc lỗi không phải do cố ý, thì các bé sẽ cảm thấy rất sợ hãi. Lúc này, các bé chỉ có thể bày tỏ sự tổn thương, uất ức của mình qua tiếng khóc. Lúc này, điều trẻ cần nhất là một cái ôm ấm áp để được an ủi, vì vậy các bé sẽ dang tay ra đòi cha mẹ ôm dù đang bị la mắng.

Xin ôm để được tha thứ

Lúc con trẻ lớn hơn một chút, đã ý thức được việc làm đúng sai của mình thì khi bị la mắng vì phạm lỗi, các bé vẫn muốn được ôm cha mẹ. Nhưng đây là cái ôm thể hiện cho sự hối lỗi, như một lời xin lỗi và muốn được cha mẹ tha thứ. 

Xác nhận mẹ có còn thương mình không

Khi tức giận, các bậc phụ huynh sẽ mất bình tĩnh, thậm chí sẽ hất thẳng tay khi con trẻ dang tay đòi ôm. Hành động giận dữ cộng thêm cái hất tay kia sẽ khiến con cảm thấy sợ hãi, không hiểu được rằng mẹ chỉ tức giận nhất thời hay đã không còn yêu thương, bảo vệ mình nữa. Nếu được ôm, con sẽ yên tâm vì mình vẫn còn được mẹ yêu thương. Vì vậy dù nóng giận, khi con trẻ muốn ôm, phụ huynh không nên hất tay vì sẽ con tổn thương hơn.

Không muốn mẹ buồn, ôm để an ủi 

Trong trái tim bé bỏng của con trẻ, cha mẹ luôn là nhất, không ai có thể thay thế được. Vì vậy, dù có la mắng con thế nào thì các con vẫn không thể ngừng yêu thương cha mẹ. Lúc này, cái ôm của con không còn là lời xin lỗi hay tìm kiếm sự an ủi từ cha mẹ mà vì con không muốn nhìn thấy cha mẹ tức giận, buồn phiền, muốn dùng cái ôm của mình để an ủi lại.

Cơn nóng giận của cha mẹ chỉ là nhất thời, vì vậy hãy khéo léo trước hành động muốn được ôm của con trẻ. Vì nếu đẩy con ra khi trẻ đòi ôm thì sẽ vô tình khiến con cảm thấy tổn thương, tahy vào đó hãy mở rộng vòng tay, ôm con vào lòng để xoa dịu cảm xúc của con và của chính mình.

Bài liên quan

News feed