5 món đồ phòng bếp nhất định cần thay định kỳ để bếp sạch, gia chủ khoẻ mạnh

Để đảm bảo an toàn, bạn hãy thường xuyên vệ sinh và thay mới định kỳ những món đồ phòng bếp quen thuộc nhưng dễ ẩn chứa mầm mống vi khuẩn trong phòng bếp.

Hashtag: Làm sạch nhà Mẹo làm sạch Mẹo làm sạch nội thất

Bạn có biết, những món đồ quen thuộc mà chúng ta vẫn thường xuyên sử dụng trong phòng bếp lại tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe của các thành viên trong gia đình? Để an toàn, bạn hãy thay mới chúng định kỳ hoặc ngay khi có dấu hiệu hư hỏng. Dưới đây là danh sách 5 món đồ, vật dụng mà bạn cần lưu ý.

» Xem thêm: Làm sạch vết bẩn cứng đầu trên tủ bếp bằng những mẹo nhỏ nhưng có võ

1. Hộp nhựa kém chất lượng

Những chiếc hộp đựng bằng nhựa với ưu điểm gọn nhẹ, không lo vỡ nên được nhiều người ưa dùng. Tuy nhiên, nếu loại nhựa kém chất lượng sẽ không thực sự tốt cho sức khỏe, nhất là khi bạn chứa thức ăn, gia vị, đồ lên men,... Vì vậy, hãy thay bằng lọ thủy tinh hoặc hộp nhựa cao cấp để đảm bảo an toàn cũng như giúp phòng bếp sang hơn.

Thay hộp nhựa rẻ tiền bằng lọ thủy tinh hoặc nhựa cao cấp để đảm bảo an toàn cũng như giúp phòng bếp sang hơn.

2. Miếng bọt biển/giẻ rửa bát

Do tiếp xúc với thức ăn thừa, dầu mỡ mỗi ngày nên miếng bọt biển, giẻ rửa bát, thậm chí là cả miếng cước chùi xoong nồi,... đều là những thứ có nguy cơ tích tụ vi khuẩn, nấm mốc. Giá của những dụng cụ vệ sinh này rất rẻ, chỉ vài ngàn đồng, vì thế bạn nên thay mới sau mỗi tuần để tránh tình trạng nhiễm khuẩn vào chén bát khi rửa nhé. Tốt nhất 1 đến 2 tháng bạn nên thay mới miếng rửa bát một lần.

Miếng bọt biển, giẻ rửa bát, thậm chí là cả miếng cước chùi xoong nồi,... đều là những thứ có nguy cơ tích tụ vi khuẩn, nấm mốc. 

3. Các loại thớt

Bạn có biết, những vết trầy xước trên bề mặt thớt (kể cả thớt gỗ hay thớt nhựa) đều là nơi trú ngụ của các vi khuẩn như E. coli, Salmonella… Sau mỗi lần sử dụng, thớt cần được chùi rửa kỹ càng để tránh bào tử nấm mốc sinh sôi. Cần phân biệt thớt dùng cho thực phẩm sống và chín. Khi có quá nhiều vết xước, hãy nhanh chóng thay mới chúng.

Những vết trầy xước trên bề mặt thớt (kể cả thớt gỗ hay thớt nhựa) đều là nơi trú ngụ của các vi khuẩn như E. coli, Salmonella…

4. Khăn lau bếp

Tương tự như bọt biển rửa bát, khăn lau bếp cũng ẩn chứa mầm mống của vi khuẩn gây bệnh. Chúng tiếp xúc với thức ăn, dầu mỡ và thường xuyên ở trong tình trạng ẩm ướt. Vì vậy, hãy luân phiên giặt sạch, phơi khô sau mỗi lần sử dụng. Sử dụng màu sắc khác nhau để phân loại khăn lau bàn bếp, khăn lau tay,... để tránh nhiễm khuẩn chéo. Cứ 1 tháng hãy thay mới toàn bộ khăn nhé!

Khăn lau nhà bếp tiếp xúc với thức ăn, dầu mỡ và thường xuyên ở trong tình trạng ẩm ướt nên lý tưởng để vi khuẩn phát triển. 

5. Ống gỗ cắm dao

Ống cắm dao có vẻ như là một món đồ hữu dụng giúp chị em nội trợ sắp xếp dao ngay ngắn cũng như đảm bảo an toàn cho vật sắc nhọn. Tuy nhiên, những chiếc ống bằng gỗ rất dễ bị nấm mốc. Nguyên nhân là do sau khi rửa, bạn cắm thẳng dao vào ống mà không đợi dao khô ráo hoàn toàn. Mặc dù có lỗ thoát nước bên dưới nhưng tình trạng ống gỗ lâu ngày bị mốc là khó tránh khỏi.

Cắm thẳng dao sau khi rửa vào khay sẽ khiến ống gỗ dễ bị ẩm mốc theo thời gian, cần thay mới ngay để đảm bảo sức khỏe.

Bài liên quan

News feed