5 mẹo cần biết để thiết kế phòng khách liên thông phòng bếp được đẹp và rộng

5 mẹo thiết kế đơn giản nhưng hữu ích dưới đây sẽ giúp bạn phân vùng phòng khách - phòng bếp trong một giải pháp thiết kế mở.

Hashtag: Thiết kế phòng khách Nội thất phòng khách Nội thất phòng bếp

Phòng khách thiết kế mở, liên thông với phòng bếp đã trở thành một giải pháp thiết kế nội thất thiết thực, phổ biến trong nhiều năm trở lại đây. Ý tưởng này đặc biệt phù hợp với những ngôi nhà hay căn hộ có diện tích vừa và nhỏ, giúp không gian thoáng đãng hơn nhờ loại bỏ những bức tường thô cứng.

Tuy nhiên, làm thế nào để tạo nên một không gian mở nhưng vẫn giữ được sự phân vùng cho mỗi khu vực chức năng riêng biệt thì bạn cần tham khảo 5 mẹo hữu ích dưới đây nhé!

» Xem thêm: Phòng khách thu hút hơn với những ý tưởng trang trí nội thất sáng tạo

1. Khu vực sàn nhà

Một trong những cách dễ nhất để kết nối phòng khách và phòng bếp một cách trực quan là sử dụng cùng một loại vật liệu lát sàn. Một căn phòng lát sàn hoàn toàn bằng gỗ hoặc gạch tương đồng trông có vẻ sẽ rộng rãi hơn so với diện tích thật. Nếu muốn phân vùng, bạn chỉ cần bổ sung tấm thảm tại phòng khách là đủ.

Một trong những cách dễ nhất để kết nối phòng khách và phòng bếp một cách trực quan là sử dụng cùng một loại vật liệu lát sàn. 

2. Hệ thống lưu trữ 

Hệ thống lưu trữ là yếu tố mà tất cả các khu vực chức năng trong nhà đều cần, dù ít hay nhiều. Khi thiết kế mở, bạn có thể tham khảo cách sử dụng một món nội thất lưu trữ chung cho cả phòng khách lẫn phòng bếp như ví dụ minh họa. Chiếc tủ cao kịch trần vừa đóng vai trò là tủ sách ngay sau lưng ghế sofa, vừa kết nối với hệ thống tủ trên và dưới của khu vực bếp nấu, vừa tiện nghi vừa thẩm mỹ đúng không nào?

Chiếc tủ cao kịch trần vừa đóng vai trò là tủ sách ngay sau lưng ghế sofa, vừa kết nối với hệ thống tủ trên và dưới của khu vực bếp nấu.

3. Cửa sổ kính

Thiết kế cửa sổ ngay bên trong căn phòng là giải pháp tuyệt vời, vừa đảm bảo sự phân vùng mà vẫn không mất đi tính liên kết trong không gian mở. Kiểu thiết kế cửa sổ mái vòm cửa kính trong suốt như thế này rất sang trọng, mềm mại, giúp các thành viên dễ dàng kết nối với nhau dù ở hai khu vực chức năng riêng biệt, đồng thời cũng hạn chế mùi thức ăn lan tỏa từ bếp nấu sang nơi tiếp khách.

Thiết kế cửa sổ ngay bên trong căn phòng là giải pháp tuyệt vời, vừa đảm bảo sự phân vùng mà vẫn không mất đi tính liên kết trong không gian mở. 

4. Sử dụng màu sắc

Màu sắc không chỉ để trang trí, làm nổi bật không gian sống mà còn đóng vai trò phân vùng các khu vực chức năng hiệu quả. Từ phòng khách sang phòng bếp, bạn có thể lựa chọn màu sơn tường khác nhau, hoặc đơn giản chỉ là những món nội thất thật nổi bật để không gian bừng lên sức sống và thể hiện dấu ấn riêng.

Màu sắc không chỉ để trang trí, làm nổi bật không gian sống mà còn đóng vai trò phân vùng các khu vực chức năng hiệu quả. 

5. Đảo bếp hoặc quầy bar

Đảo bếp là phần mở rộng của phòng bếp, được sử dụng đa chức năng, có thể là nơi chuẩn bị bày biện món ăn, nơi tích hợp bồn rửa bát, hoặc có thể là khu vực ăn sáng. Tùy vào diện tích căn phòng mà bạn có thể thiết kế đảo bếp hoặc đơn giản hơn là một quầy bar nhỏ, vừa tiện dụng vừa phân vùng không gian tiếp khách - nấu nướng - ăn uống hiệu quả.

Thiết kế đảo bếp hoặc đơn giản hơn là một quầy bar vừa tiện dụng vừa phân vùng không gian tiếp khách - nấu nướng - ăn uống.

Bài liên quan

News feed