Ăn rau mồng tơi phải tránh xa 4 việc đại kị này kẻo hại thận

Rau mồng tơi là một thực phẩm tốt cho sức khoẻ, thế nhưng nếu không biết những sai lầm khi ăn rau mồng tơi này, cơ thể có bạn có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Hashtag: Mẹo bảo quản thực phẩm Mẹo nấu ăn

Rau mồng tơi là loại rau được rất nhiều người ưa chuộng và thường xuyên xuất hiện trên mâm cơm của nhiều gia đình vào mùa hè. Với cách chế biến đa dạng, bạn có thể kết hợp loại rau này cùng các nguyên liệu như cua đồng, mướp hương, thịt băm…

Tuy nhiên, nếu mắc phải một số sai lầm này khi ăn rau mồng tơi, bạn có thể “rước hoạ vào thân” mà không hay biết.

Ăn rau mồng tơi sống hoặc nấu chưa chín hẳn

Vì là một thực phẩm có tính hàn và có phần thân, lá khá cứng, thế nên rau mồng tơi có thể gây ra chứng đầy bụng hoặc khó tiêu nếu ăn sống. Bên cạnh đó, quá trình nấu chín rau mồng tơi giúp cơ thể dễ hấp thu được chất dinh dưỡng hơn.

Ăn rau đã để qua đêm

Không chỉ rau mồng tơi mà hầu hết các loại rau xanh đều không nên ăn sau khi đã để qua đêm. Rau mồng tơi chứa hàm lượng nitrat khá dồi dào, nếu không được ăn luôn và bảo quản ở nhiệt độ thường, chất này sẽ bị phân huỷ và hình thành nitrite. Khi đi vào dạ dày, nitrite sẽ bị tác động và có thể chuyển hoá hành hợp chất nitrosamine hây ung thư dạ dày, thực quản hoặc các bệnh về đường tiêu hoá.

Vì vậy nếu còn thừa rau mồng tơi, bạn không nên ăn tiếp vào ngày hôm sau để tránh ảnh hưởng đến sức khoẻ.

Ăn quá nhiều trong một thời gian ngắn 

Vì trong rau mồng tơi có chứa nhiều chất axit oxalic khiến quá trình hấp thụ sắt và canxi của cơ thể bị giảm. Nếu ăn quá nhiều rau mồng tơi có thể dẫn đến tình trạng cơ thể bị thiếu hai chất quan trọng này và ảnh hưởng không tốt đến sức khoẻ.

Ngoài ra, rau mồng tơi còn chứa hàm lượng purin cao, khi đi vào cơ thể sẽ chuyển hoá thành axit uric và làm tăng nguy cơ bị sỏi thận. Nếu những người bị bệnh thận ăn quá nhiều rau mồng tơi có thể khiến bệnh tình thêm nghiêm trọng. Còn với những người bị gút, nếu ăn loại rau này thường xuyên cũng sẽ làm cho chứng đau nhức thêm trầm trọng.

Mặc dù được biết đến như một loại thuốc tự nhiên giúp giải nhiệt cơ thể, nhuận tràng, chống táo bón. Thế nhưng rau mồng tơi lại khiến tình trạng bệnh của những người mắc tiêu chảy thêm nặng hơn. 

Với những bệnh nhân đau dạ dày, ăn rau mồng tơi thường xuyên trong một thời gian ngắn sẽ làm cơ thể phải thu nạp một lượng lớn chất xơ, tạo ra chứng khó tiêu, đau bụng hoặc đầy hơi…

Vì vậy theo nhiều chuyên gia, bạn chỉ nên ăn rau mồng tơi khoảng 2 đến 3 lần mỗi tuần để tránh ảnh hưởng không tốt đến cơ thể.

Nấu chung với thịt bò

Luôn nằm trong danh sách các thực phẩm kỵ nhau, thịt bò và mồng tơi là những nguyên liệu mà bạn không nên nấu chung với nhau để tránh làm mất đi tính nhuận tràng của rau mồng tơi.

Đặc biệt, những người đang mắc bệnh táo bón nếu ăn thịt bò nấu cùng rau mồng tơi sẽ có thể khiến cho bệnh tình thêm nghiêm trọng hơn.

Bài liên quan

News feed